Ảnh hưởng văn hóa và xã hội Super_Bowl

Trong hầu hết các năm qua, Super Bowl là chương trình được theo dõi nhiều nhất trong các chương trình phát sóng của truyền hình Mỹ. Ngày đấu chung kết của giải Super Bowl không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất mà bây giờ được coi de facto như là ngày lễ quốc gia của Hoa Kỳ [1][2][3], gọi là Super Bowl Sunday ("Chủ nhật Siêu Cúp"). Chủ nhật Super Bowl cũng là ngày có số lượng tiêu thụ thực phẩm lớn thứ hai của Hoa Kỳ, sau Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) [4].

Phần trình diễn giữa trận đấu Super Bowl XLV (2011) của Black Eyed PeasLễ trao cúp Vince Lombardi Trophy vào Super Bowl LII (2018) Tung giấy hoa vào cuối trận Super Bowl năm 2012, đội New York Giants chiến thắng

Nhiều ca sĩ nổi tiếng và các nhạc sĩ đã tham gia phụ diễn vào lúc trước và giữa trận đấu, như là Michael Jackson, Madonna, Prince, Beyoncé, Paul McCartney, The Rolling Stones, The Who, Whitney Houston, Lady GagaKaty Perry, Justin Timberlake,...

Super Bowl thường xuyên là chương trình truyền hình được xem nhiều nhất của Mỹ trong năm; bảy chương trình phát sóng được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ đều là những trận Super Bowl.[5] Vào năm 2015, Super Bowl XLIX trở thành chương trình truyền hình Mỹ được xem nhiều nhất trong lịch sử với số khán giả trung bình là 114,4 triệu người xem.[6]

Ba trong số bốn mạng lưới truyền hình lớn nhất của Mỹ: CBS, FoxNBC được luân phiên độc quyền phát sóng truyền hình cho Super Bowl mỗi năm. Do lượng người xem cao (khoảng 100 triệu người), phí tổn quảng cáo truyền hình trong Super Bowl là đắt tiền nhất trong năm. Như là giá quảng cáo truyền hình giữa trận Super Bowl 50 (2016) là 5 triệu USD cho một quảng cáo 30 giây.[7] Cũng vì chi phí đầu tư cao vào các quảng cáo trên Super Bowl, các công ty thường xuyên đầu tư phát triển nhiều tiền nhất cho các quảng cáo hoành tráng này của họ. Kết quả là, xem và thảo luận về những quảng cáo thương mại của truyền hình cũng đã trở thành một khía cạnh quan trọng của sự kiện.[8]